Tin tức

Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn và TCVN về bu lông đai ốc

Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn luôn cần thiết để người mua có thể chọn lựa những loại bu lông thích hợp cho các thiết bị máy móc, cơ khí, các công trình, dự án…

Trong việc chế tạo bu lông đai ốc, các nhà sản xuất luôn luôn cần gia công theo đúng các tiêu chuẩn của chúng. Trong tiêu chuẩn của bu lông đai ốc gồm có các tiêu chuẩn sau: TCVN, Din, ASTM, JIS…

Các tiêu chuẩn của bu lông đai ốc 

+Tiêu chuẩn TCVN

DIN 933 là tiêu chuẩn dành cho loại bu lông có ren suốt trên toàn bộ thân bu lông

Bu lông phổ thông dùng cho kết cấu thép phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1916 : 1995. Cấp độ bền của bu lông phải từ 4.6 trở lên. Bu lông cường độ cao phải tuân theo các quy định riêng tương ứng. 

+ Tiêu chuẩn Din: 

Đây là hệ tiêu chuẩn của Đức với hệ tiêu chuẩn này gần như tương đương với tiêu chuẩn TCVN đối với sản phẩm bắt xiết và được dùng phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Các tiêu chuẩn thông dụng như Din 931, Din 933, Din 912, Din 934, Din 125, Din 127, Din 7991…

+ Tiêu chuẩn ASTM:  

ASTM là viết tắt của cụm từ “American Society for Testing and Materials”, Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ. Thông thường các dự án lớn các vật liệu bu lông thường áp dụng theo tiêu chuẩn này: Các tiêu chuẩn thông dụng hay áp dụng cho bu lông như sau: A325, A490, A37, A193…

+ Tiêu chuẩn Jis:

 Là hệ tiêu chuẩn của Nhật, các tiêu chuẩn jis dành cho Bu lông thông thường bao gồm: JIS B1186, S10T, F10T…

Các tiêu chuẩn sản xuất bu lông đai ốc và bảng tra cứu tiêu chuẩn

Bu lông đai ốc được sản xuất dựa trên nhiều tiêu chuẩn. Ta có bảng tổng quát về các tiêu chuẩn sản xuất bu lông đai ốc như sau.

Tiêu chuẩn sản xuất bu lông đai ốc

Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN) về bu lông đai ốc

Theo TCVN về bu lông đai ốc, mác thép dùng để sản xuất bu lông phải đạt chuẩn theo quy định sau:

+ Thép C10, 15, 20 có độ bền không cao nhưng có tính dễ hàn, rèn và dập sẽ được dùng để làm bu long cho các chi tiết chịu lực nhỏ, cần phải qua thấm than.

+ Thép thấm than có lượng cacbon thấp từ 0.1 – 0.25% được dùng để chế tạo các chi tiết vừa chịu được tải trọng tĩnh lẫn va đập, chịu được mài mòn ở bề mặt.

+ Thép bám chặt: là loại thép có thể làm kín các mối nối, mặt bích nên được dùng làm bu long trong các chi tiết bịt nồi hơi, tua bin, những nơi thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao.

+ Thép không gỉ: Dùng để chế tạo các loại bu lông lục giác thường, bu lông đầu tròn, bulong móng,..