Tin tức

Bu lông hóa chất: ứng dụng và hướng dẫn cách sử dụng

Bu lông hóa chất được sử dụng rất nhiều trong xây dựng với vai trò chính tạo liên kết vững chắc với bề mặt vật liệu nền như bê tông, gạch, đá,…

Bu lông hóa chất nghĩa là bu lông đó có sử dụng với hóa chất một chất kết dính mạnh đi kèm theo để tăng mối liên kết chặt chẽ, bền vững. Bạn không nên nhầm lẫn giữa bu lông hóa chất với loại bu lông inox có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất. 

Bu lông hóa chất gồm thanh ren hoặc bu lông và kéo hóa chất. Trong đó chắc chắn thanh ren phải là loại được chế tạo từ vật liệu inox 304 hoặc chủ yếu là inox 316 có tính chống ăn mòn trong môi trường hóa chất tốt. Về mặt tiêu chuẩn cấu tạo hay chất liệu sử dụng không có gì khác biệt với những loại bu lông thông thường.

cấu tạo bu lông hóa chất

Vậy thì khi nào sử dụng loại bulong hóa chất này thì hãy cùng nghiên cứu phần ứng dụng trong đời sống dưới đây:

Ứng dụng của bu lông hóa chất

Mối ghép bu lông hóa chất có thể chịu được các lực: lực nhổ, lực cắt, rung động lớn từ môi trường ngoài. Do đó bất cứ các lĩnh vực yêu cầu đến các đặc điểm, tính chất làm việc cao người ta sẽ lựa chọn loại bu lông này để tăng tính an toàn.

  • Công trình cầu đường, cầu cảng, chốt neo tàu hay môi trường dưới nước.
  • Cầu thang thoát hiểm cao tầng, lan can nhà, mái che sân thượng, tầng hầm.
  • Trụ cột nhà công nghiệp, cột điện thép, lắp đặt trang thiết bị như quạt thông gió, giá đỡ kho hàng…
  • Bệ máy móc thiết bị có trong tải lớn, điển hình là ứng dụng trong lĩnh vực truyền hình như xây dựng cốt tiếp sóng, cố định bệ máy phát trung tâm, hệ thống âm thanh ánh sáng. 
  • Thi công lắp đặt cửa nhôm kính.

ứng dụng của bu lông hóa chất

Hướng dẫn thi công lắp đặt đối với bu lông hóa chất

Lắp đặt bu lông hóa chất tốn thời gian hơn so với các loại bu lông thông thường chỉ cần khoan đặt là xong. Các bước tiến hành lắp đặt theo thứ tự:

  • Làm sạch bề mặt nền thi công
  • Sử dụng khoan trên bền mặt một góc 90 rồi tiếp tục làm sạch lỗ khoan và bề mặt lỗ khoan đó
  • Đưa hóa chất vào: hóa chất kết dính gồm 2 dạng ống thủy tinh (hoặc nhựa nylon) HVA (hilti) , RM (Fisher), Maxima (Ramset) và dạng Túyp keo đóng gói to Keo Hilti Re 500, Fisher EM 390. Mỗi dạng có đều có những ưu điểm riêng. Tùy từng công trình người ta sẽ lựa chọn dạng bu lông hóa chất phù hợp.
  • Sử dụng máy vặn bu lông, thanh ren để đưa bu lông vào lỗ chứa sẵn hóa chất kết dính.
  • Đợi mối ghép đó trong khoảng thời gian từ 5 – 20 phút để nó khô hoàn toàn.

Bu lông hóa chất có thể sử dụng linh hoạt cho các công trình trong nhà và ngoài trời. Đặc biệt là môi trường nước, loại bu lông này vẫn hoạt động bền bỉ theo thời gian với chất lượng tốt, độ an toàn cao.


Bài viết xem thêm: Phân biệt vít trí lục giá tiêu chuẩn DIN (tiêu chuẩn Đức)