Bu lông đai ốc được sản xuất đa dạng với các thông số kỹ thuật và phù hợp với các mục đích ứng dụng khác nhau. Vậy ý nghĩa của cấp bền bu lông đai ốc là gì? Bài viết dưới đây giải thích rõ về những ý nghĩa xung quanh cấp bền của bu lông đai ốc.
Ý nghĩa cấp bền bu lông đai ốc được ký hiệu như thế nào?
Cấp bền của bu lông đai ốc là thông số định nghĩa cho khả năng chịu lực kéo và cắt của sản phẩm đó. Cấp bền hệ mét và cấp bền hệ inch có quy ước ký hiệu khác nhau cho cấp bền.
Ý nghĩa cấp bền bu lông đai ốc hệ mét
Cấp bền của bu lông đai ốc hệ mét được ký hiệu đơn giản là xx.x với 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm nằm trên mũ bu lông. Ý nghĩa của thông số cấp bền biểu thị:
- Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu (đơn vị là kgf/mm2)
- Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu (%)
Trên thế giới, bu lông hệ mét phổ biến hơn cả và được sản xuất chủ yếu với các cấp bền từ 3.8 đến 12.9.
Bảng thông số kỹ thuật tương ứng với các cấp bền bu lông đai ốc
Ý nghĩa cấp bền bu lông đai ốc hệ inch
Bu lông hệ inch được phân cấp khác biệt so với bu lông hệ mét. Số cấp bền được đánh dấu bằng các vạch thẳng nằm trên đầu bu lông. Kiểm tra số lượng vạch, ta sẽ biết được bu lông thuộc cấp bền nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng. Được chia thành 17 cấp bền, tuy nhiên bu lông hệ inch thường gặp ở 3 cấp bền là 2, 5 và 8.
>> Xem thêm: Cách tính lực xiết bu lông chuẩn xác
Ý nghĩa cấp bền bu lông đai ốc trong các ứng dụng cụ thể
Lựa chọn cấp bền bu lông đai ốc phù hợp với mục đích sử dụng
Có nhiều loại đai ốc và bu lông và mỗi loại có một mục đích khác nhau mà chúng phù hợp nhất. Cấp bền của bu lông đai ốc không ảnh hưởng đến chức năng lắp ghép tạo mối ghép, tuy nhiên nó quyết định đến phạm vi sử dụng. Nếu không chọn đúng bu lông và đai ốc phù hợp thì dự án của bạn sẽ kém chất lượng, dễ hư hại và không đảm bảo an toàn và bền bỉ.
Cấp độ bền bu lông thể hiện qua các chỉ số: giới hạn bền, giới hạn chảy, độ cứng, độ chịu va đập,… Căn cứ vào chỉ số cấp bền bu lông hệ mét, người ta chia thành bu lông cấp bền thường và bu lông cấp bền cao. Trong đó:
- Bu lông cấp bền thường: có mức cấp bền từ 4.6; 4.8; 5.6; 5.8; 6.8 cho khả năng chịu lực tịnh tiến từ thấp đến cao. Với trị số cấp bền như vậy, bu lông cấp bền thường chỉ được ứng dụng trong lắp xiết các mối ghép không chịu trọng tải quá lớn.
- Bu lông cấp bền cao: là nhóm bu lông cường độ cao đạt các cấp bền từ 8.8; 10.9 và 12.9 với sự vượt trội về các chỉ số kỹ thuật cho khả năng chịu được trọng tải lớn như các ngành công nghiệp xe hơi, dầu khí,…
Như vậy, bu lông cấp bền thường và bu lông cường độ cao nằm ở khả năng chịu tải trọng của mối ghép trong lắp đặt thi công. Bu lông cấp bền thông dụng thường được chế tạo từ vật liệu là mác thép SUS 201, SUS 304, SUS 316 còn bu lông cường độ cao sử dụng thép 310/310S. Bu lông cấp bền cao có mức giá chênh lệch lớn hơn so với cấp bền thường và đòi hỏi quy trình chế tạo và kiểm soát chất lượng cũng phải nghiêm ngặt hơn.
Trên đây, Smart Việt Nam đã chia sẻ với bạn ý nghĩa cấp bền bu lông đai ốc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được bu lông đai ốc phù hợp cho dự án của mình. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về ý nghĩa của cấp bền, đừng ngần ngại liên hệ để chúng tôi tư vấn và báo giá các sản phẩm bu lông đai ốc cấp bền đa dạng bạn nhé.
Hotline: 0962 618 561 hoặc 0962 619 176
Hoặc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng số Số 11A, Ngõ 140 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội