Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng là sự lựa chọn phù hợp với nhiều vị trí neo, treo trong các hoạt động cần tới chức năng của thanh ren.
Các hoạt động cần tới chức năng của thanh ren rất nhiều, phân bổ ở các ngành như là: xây dựng, kiến trúc, lắp đặt đường ống dẫn, thi công hệ thống cơ điện nhà ở, cửa hàng, nhà xưởng,…Chính vì sự góp mặt trong nhiều hoạt động hay đúng hơn là ứng dụng ở các vị trí lắp ráp đa dạng cho nên thanh ren cũng được sản xuất bởi nhiều chất liệu, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt khác nhau.
Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng được sản xuất theo phương pháp nào? sử dụng chất liệu kim loại gì? Và quy trình nhiệt luyện và xử lý bề mặt ra sao? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này.
Vật liệu chế tạo thanh ren mạ kẽm nhúng nóng
Thanh ren thực chất là một dạng bu lông không mũ. Phần thân trụ được tiện ren suốt hoặc tiện ren 2 đầu. Khối lượng sử dụng thanh ren chủ yếu tập trung ở thanh ren inox và thanh ren mạ kẽm nhúng nóng. Thanh ren inox được làm từ các mác thép không gỉ SUS210, SUS304, SUS316, SUS410,…Còn thanh ren mạ kẽm thì được sản xuất bằng kim loại thép thép cacbon thấp.
- Mác thép tiêu chuẩn VN: CT3, CT4, CT5
- Mác thép Nhật: SS 400, SD 235, SD 375

Thép vật liệu sản xuất thanh ren
Các loại thép khác nhau thì trong sản xuất bảo gồm ở các công đoạn xử lý nhiệt, xử lý mạ kẽm sẽ có những điều chỉnh khác nhau.
Xử lý nhiệt thanh ren
Xử lý nhiệt là quá trình quan trọng không thể thiếu trước khi kết thúc quá trình gia công, sản xuất thanh ren. Có nhiều phương pháp xử lý nhiệt gồm: nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, cơ nhiệt luyện. Do đó, cần căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định phương pháp xử lý nhiệt phù hợp.
Trải qua quá trình xử lý nhiệt, thanh ren mạ kẽm mới đạt được các độ bền, độ cứng, độ dai sức, sức chịu đựng của thanh ren dùng trong các công trình thi công mong muốn.
Xử lý bề mặt mạ kẽm nhúng nóng
Thanh ren mạ kẽm được chia thành 2 cách xử lý khác nhau đó là nhúng nóng và điện phân. Đồng nghĩa với việc sản phẩm tạo ra cũng khác nhau. So với mạ kẽm điện phân, sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng tăng cường tính năng chống ăn mòn tốt hơn rất nhiều. Đây cũng chính là lý do mà thanh ren mạ kẽm nhúng nóng được sử dụng nhiều tương đương với thanh ren inox.
Thanh ren sẽ được nhúng chìm trong bể dung dịch kẽm nóng chảy. Kẽm đông lại ở 420 độ C và nhanh chóng trở thành lớp bao phủ thanh ren sau khi được rút ra khỏi bể.
Vật liệu thép cacbon thấp chứa tỷ lệ hàm lượng nguyên tố khác như: Carbon, Mangan, Silic, Lưu huỳnh, Photpho,…Trong đó, Silic và Photpho có ảnh hưởng nhiều nhất đến đặc điểm bề ngoài của lớp mạ kẽm.
- Hàm lượng Silic cao > 0,20% làm cho lớp phủ có màu xám nhạt hoặc có nhiều vết loang lổ
- Hàm lượng phopho cao khiến thanh ren mạ kẽm có màu xám đậm hơn
Phần cán nóng thường tạo ra lớp kẽm dày hơn cán nguội khoảng 30-40% so với bề mặt nhẵn.
Ưu điểm của thanh ren mạ kẽm nhúng nóng nhiều hơn là nhược điểm. Tính chất ăn mòn, độ bền và độ cứng của thanh ren rất tốt, sử dụng ở mọi môi trường. Nhược điểm là bề mặt không nhẵn mịn, bắt mắt như đối với thanh ren inox.