Tin tức

Thông tin cơ bản để phân biệt các loại bu lông inox 304, 201, 316, 316L

Ở đâu trong cuộc sống cũng đều cần phải có bulong, ở đâu có lắp ghép thì ở đó xuất hiện bu lông. Các loại bu lông hay được dùng chủ yếu là bu lông inox 201, 304 và 316

Các thông tin cơ bản về các loại bu lông inox

Các loại bu lông hay đai ốc vít đều chủ yếu được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ hay còn gọi là inox. Inox có khả năng chống ăn mòn cao, ít biến màu, bề mặt bóng đẹp, luôn là vật liệu lý tưởng cho nhiều ứng dụng.

Các công trình xây dựng, các chi tiết linh kiện máy móc hay các phương tiện như ô tô, xe máy, tàu thuyền…đều cần phải có bu lông để lắp ghép. Nhưng để phân loại được từng ứng dụng của từng loại bu lông thì chúng ta phải biết được các thông cơ bản dưới đây

Đặc điểm cơ bản của bu lông inox 201

bu lông inox 201

Bu lông inox 201 được làm từ chất liệu inox 201, trong inox 201 có chứa: 4.5% Niken và 7.1% Mangan. Tuy độ chống gỉ của inox 201 không cao nhưng độ bền khá cao và cao hơn cả loại inox 304.

Loại bu lông 201 này có thể được dùng trong các điều kiện bình thường như mưa hay khói xe và trong môi trường có độ ăn mòn thấp. Còn trong điều kiện dung môi và hóa chất thì nó ít được dùng đến vì độ chống ăn mòn, chống gỉ không cao.

Để nhận biết được loại bu lông inox 201 người mua có thể nhìn thấy trên mũ bu lông có chữ A2-70, không có ký hiệu của nhà sản xuất.

Bu lông 201 có giá thành thấp hơn so với các loại bu lông 304 và 316.

Đặc điểm cơ bản của bu lông inox 304

bu long inox 304

Bu lông 304 được làm từ chất liệu inox 304 là loại thép không rỉ có chứa 8.1% Niken và 1% Mangan và có hàm lượng carbon thâp, crom cao nên khả năng chống ăn mòn cao.

Nhưng về độ cứng bền thì bu lông 304 lại không được như bu lông 201

Đặc điểm phân biệt cơ bản cho bu lông 304 chính là trên mũ bu lông có chữ A2-70 và ký hiệu của nhà sản xuất ( VD như: THE, W, REYO, TD,…)

Bu lông inox 304 hay được dùng trong các nhà máy hóa chất và các ngành công nghiệp hay có môi trường ăn mòn.

Tính chất của Inox 304 là từ tính rất yếu và hầu như là không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, thì từ tính lại rất mạnh (điều này đi ngược lại với quá trình tôi).

Đặc điểm cơ bản của bu lông inox 316

Bu lông 316 được làm từ vật liệu thép không gỉ inox 316 có thành phần hóa học là Niken và Crom vượt trội nên có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước biển và hóa chất cao

Trên mũ bu lông 316 có ký hiều là A4-70 hoặc A4-80 và kèm theo ký hiệu của nhà sản xuất

Khả năng chịu lực và độ cấp bền của loại bu lông này rất cao

Về công dụng thì cơ bản vẫn là lắp xiết, nhằm liên kết 2 kết cấu hay 2 chi tiết lại với nhau bằng liên kết ren.

Đặc điểm của bu lông inox 316L

Về cơ bản thì bu lông 316L đều có các đặc tính giống so với bu lông 316 là có khả năng chống ăn mòn cao nhưng khả năng chống ăn mòn của 316L còn cao hơn 316 vì inox 316L có hàm lượng niken cao hơn.

Thông tin ký hiệu trên đầu bu lông

  • Chữ A là ký hiệu cho nhóm thép không gỉ.
  • Số 2 và số 4 là biểu hiện cho cấp độ khả năng chống ăn mòn, số càng lớn thì khả năng chống ăn mòn càng lớn

VD: A4 thì độ chống ăn mòn sẽ cao hơn A2 ( chính vì thế bu lông 316 có đố chống ăn mòn cao hơn bu lông 304, còn bu lông 201 có độ chống ăn mòn là thấp nhất)

  • Số 70 hay 80 thể hiện cho đặc tính cơ học của vật liệu

VD: 70 là có độ bền kéo đứt là 700 Mpa, 80 là 800 Mpa.

Công ty Smart Việt Nam chúng tôi luôn cung cấp đầy đủ các loại bu lông ốc vít cho mọi ứng dụng cần sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, cho các công trình, các ngành công nghiệp đảm bảo Uy Tín và Chất Lượng.

Di động: 0962 618 561 hoặc 0962 619 176

Mua hàng trực tiếp tại địa chỉ: Số 11A, Ngõ 140 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: Sales@smartvietnam.com.vn