Tin tức

Tiêu chuẩn ren chi tiết lắp xiết thông dụng thế giới (Phần cuối)

Phần 1 và phần 2 tiêu chuẩn ren chi tiết lắp xiết thông dụng trên thế giới chúng ta đa đi nghiên cứu ren hợp nhất, ren tam giác hệ mét và các loại thang. Ở bài viết phần cuối về chủ đề “Một số tiêu chuẩn ren chi tiết lắp xiết thông dụng trên thế giới” sẽ tìm hiểu 3 hệ ren cơ bản còn lại.

Ren Whitworth

Là loại ren được đặt tên theo người phát minh ra tên là Sir Joseph Whitworth. Trước đây ở thế kỷ 19, ren Whitworth chỉ ứng dùng phổ biến ở Anh nhưng sau khi Anh thống nhất với Mỹ và Canada để ban hành tiêu chuẩn ren UN. Phạm vi ứng dụng của kiểu ren Whitworth chỉ dành cho trường hợp sản xuất chế tạo những linh kiện thay thế.

Đặc trưng cơ bản của ren Whitworth là cấu tạo bo tròn cả ở đỉnh và đáy ren và dùng góc đỉnh ren 55o thay vì 60o như những loại ren khác.

Ren ống Anh – Tiêu chuẩn ren chi tiết lắp xiết

Ren ống là kiểu ren sử dụng trong mối ghép đường ống. Các chi tiết lắp xiết sản xuất kiểu ren ống được phân thành 2 loại cơ bản:

  • Tiêu chuẩn ren ống của Anh
  • Tiêu chuẩn ren ống của Mỹ

Ren ống của Anh (British Standard Pipe – BSP) là tiêu chuẩn chung và được sử dụng trên toàn thế giới, ngoại trừ Mỹ. Vì nước Mỹ sử dụng tiêu chuẩn thứ 2: ren đường ống của Mỹ.

tiêu chuẩn ren ống Anh - ren chi tiết lắp xiết

Ren ống của Anh có ký hiệu viết tắt là ren BSP sử dụng nguyên cấu tạo ren Whitworth (góc ở đỉnh 55o) và được chia thành hai loại theo đường kính ren:

  • Ren ống thẳng (British Standard Pipe Parallel – BSPP) có đường kính ren không đổi được kí hiệu bằng chữ G
  • Ren ống côn (British Standard Pipe Taper Thread – BSPT) có đường kính tăng hoặc giảm trên chiều dài ren được kí hiệu bằng chữ R

Nếu phân loại theo phương pháp lắp ghép thì ren ống của Anh (ren BSP) được chế tạo theo hai tiêu chuẩn khác nhau.

  • Tiêu chuẩn ISO 7-1 : sự ghép kín được tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại, có thể kết hợp hai bề mặt ren côn (dùng cho ống chịu áp suất cao) hoặc bề mặt ren côn bên ngoài và bề mặt ren thẳng bên trong (dùng cho ống chịu áp trung bình).
  • Tiêu chuẩn 228-1 : sự ghép kín được tạo thành thông qua một lớp đệm kín

Trong quá trình sử dụng mà chúng ta bắt gặp một chi tiết lắp xiết nào đó có ký hiệu: Pipe thread ISO 228 – G 2 A LH này thì có thể hiểu như sau:

  • Pipe thread : ren ống
  • ISO 228 : tiêu chuẩn ren
  • G : ren BSPP
  • 2 : đường kính ren
  • A :ren ngoài song song có độ chính xác cao
  • LH : ren trái (nếu ren phải không cần ghi)

Mặt khác, đường kính ren ghi trong ký hiệu đó là đường kính quy ước dùng trong thương mại mà không phải là đường kính thực. 

Ren đường ống của Mỹ

Như đã nói, Mỹ sử dụng ren đường ống NPT, tức là ren ống theo hệ thống tiêu chuẩn American National Standard Pipe Threads. Khác với cấu tạo ren ống Anh, ren ống Mỹ có cấu tạo góc ở đỉnh 60

tiêu chuẩn ren ống Mỹ - ren chi tiết lắp xiết

Theo đường kính ren, ren ống Mỹ được chia thành 2 loại:

  • National Pipe Taper – NPT : ren côn có đường kính tăng hoặc giảm trên chiều dài ren
  • National Pipe Straight – NPS : ren thẳng có đường kính ren không đổi trên chiều dài ren

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thực tế mà người ta cụ thể hóa 2 kiểu ren trên thành:

  • Ren NPTR dùng trong ngành đường sắt
  • Ren NPSC dùng kết nối ống chịu áp suất thấp…

Trong trường hợp sử dụng các chi tiết lắp xiết sẽ gặp những kiểu ký hiệu ren ống của Mỹ nhưa sau:

3/8 – 18 NPT:

  • 3/8 : đường kính danh nghĩa của ren
  • 18 : có 18 ren trên chiều dài 1 inch
  • NPT : ren National Pipe Taper theo tiêu chuẩn ANSI/ASME B1.20.1-1983

1⁄8 – 27 NPTF – 1:

  • 1/8 : đường kính danh nghĩa của ren
  • 27 : có 27 ren trên chiều dài 1 inch
  • NPTF : ren Dryseal USA (American) Standard Taper Pipe Thread theo tiêu chuẩn  ANSI B1.20.3-1976
  • 1 : cấp chính xác 1

Như vậy, tiêu chuẩn ren chi tiết lắp thông dụng trên thế giới gồm có 7 kiểu ren cơ bản và nói được cập nhật chi tiết qua các bài viết thao khảo dưới đây.