Tin tức

Top 3 vật liệu thép không gỉ dùng để làm chi tiết lắp xiết thông dụng

Smart Việt Nam sẽ tiết lộ cho bạn đọc Top 3 vật liệu thép không gỉ dùng để làm chi tiết lắp xiết tạo nên chất lượng, khẳng định vị thế trên thị trường.

Hầu hết các chi tiết lắp xiết đều được lựa chọn làm từ chất liệu inox – thép không gỉ. Trong đó, inox không chỉ tồn tại ở một mác thép mà là rất đa dạng mác thép. 

Tại sao thép không gỉ được chọn làm chi tiết lắp xiết?

Thép không gỉ hay còn gọi bằng inox là vật liệu thông dụng cho ngành cơ khí chế tạo nói chung và ngành sản xuất bu lông đai ốc nói riêng.

thép không gỉ vật liệu thô làm chi tiết lắp xiết

Lý do người ta chọn thép không gỉ để làm chi tiết lắp xiết là vì loại vật liệu này sở hữu những đặc điểm nổi bật với các tính năng phù hợp hơn với ứng dụng công việc.

  • Khả năng chống ăn mòn tốt: tính năng này vượt trội hơn hẳn các loại sắt thép thông thường. Bởi trong thành phần cấu tạo nên inox có chứa các nguyên tố Cr, S, Ni giúp tăng khả năng chống ăn mòn, chống gỉ khi tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên, tùy từng mác thép mà hàm lượng các nguyên tố có sự thay đổi. 
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: không bị oxy hóa, ăn mòn hay nóng chảy ở nền nhiệt độ cao. Có những mác thép inox được lựa chọn làm việc trong môi trường nhiệt độn lên đến hàng nghìn oC mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào.
  • Khả năng chịu sự va đập tốt: cũng chính vì chứa các nguyên tố hóa học Cr, S, Ni nên độ cứng của inox được củng cố, nâng cao. Bu lông ốc vít inox luôn là lựa chọn hàng đầu trong lắp đặt chi tiết máy công nghiệp, các công trình xây dựng quy mô và trọng tải lớn.

Các chi tiết lắp xiết có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống  – sản xuất của con người. Do đó, vật liệu tạo nên sản phẩm lắp xiết phải đạt chất lượng tốt nhất để phụ vụ cho mọi nhu cầu.

Top 3 vật liệu thép không gỉ dùng làm chi tiết lắp xiết 

Đây là Top 3 mác thép không gỉ được sử dụng phổ biến làm chi tiết lắp xiết. Mỗi mác thép có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Căn cứ vào những đặc điểm của mác thép bu lông đai ốc inox để lựa chọn sản phẩm theo tiêu chuẩn môi trường làm việc.

3 loại thép không gỉ phổ biến làm chi tiết lắp xiết

*Bài viết liên quan: Sôi động thị trường bu lông ốc vít inox tại Việt Nam

Chi tiết lắp xiết inox SUS 201

Bu lông, đai ốc, vít, vít cấy,… inox 201 có độ bền cứng, khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt tương đối tốt. Theo đánh giá, thì mác thép SUS có mọi chỉ số cơ tính thấp hơn khi so với thép 304, 316. Bởi thành phần Ni thấp làm giảm độ cứng và tính chống ăn mòn. Tuy nhiê, đây vẫn là mác thép thôn dụng để chế tạo ra những con bu lông ốc vít.

Những chiếc bu lông ốc vít inox 201 nên được sử dụng trong nhà, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa. Về mặt thẩm mỹ (độ nhẵn bóng) và vệ sinh, bảo trì không thua bất cứ chất liệu nào.

Chi tiết lắp xiết inox SUS 304

Là một trong 3 loại inox phổ biến hiện nay, thép không gỉ SUS 304 được ưa chuộng hơn cả. Trong môi trường axit gây nên sự oxy hóa ở nồng độ ≤ 65% thì inox 304 vẫn có khả năng chống ăn mòn mạnh. Tính thông dụng của nó được đánh giá cao nhất. Mọi đặc tính của thép không gỉ đều hội tụ đầy đủ nhất tại thép SUS 304. Chất lượng sản phẩm được làm từ inox 304 cao hơn so với inox 201 và giá bán thì lại thấp hơn so với inox 316. 

Chi tiết lắp xiết inox SUS 316/316L

Bu lông đai ốc inox 316 có khả năng chống ăn mòn cao nhất trong môi trường hóa học và nước biển. Về mọi mặt, chất liệu thép SUS 316 đều vượt trội hơn. Thế nhưng tính năng ứng dụng vẫn xếp sau bu lông inox 304. Bởi, thật lãng phí khi sử dụng bu lông 316 vào những mối ghép là khả năng bu lông inox 304 làm tốt. Chi phí của inox 316 chắc chắn là cao hơn giá của inox 304. Điều đó có nghĩa là, bu lông inox 316 thường được ứng dụng trong những trường hợp làm việc đặc thù, có yêu cầu khắt khe hơn.

3 loại vật liệu inox kể trên là 3 loại thường dùng nhất, không khó để tìm kiếm. Nhưng lưu ý khi lựa chọn sử dụng bu lông đai ốc inox phải căn vào đặc tính của từng sản phẩm tương ứng môi trường làm việc để nâng cao chất lượng mối ghép và hiệu quả kinh tế.